Lịch sử Quốc_hội_Philippines

Thời kỳ thuộc Tây Ban Nha

Khi Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha, các thuộc địa không được cử đại diện cho Quốc hội Tây Ban Nha. Chỉ vào năm 1809, khi các thuộc địa trở thành phần không thể thiếu của Tây Ban Nha và được đưa đại diện tới Quốc hội Tây Ban Nha. Ngày 19/3/1812 Hiến pháp Cadiz được phê chuẩn, dẫn tới 2 đại diện là Pedro Perez de TagleJose Manuel Coretto có mặt tại Quốc hội ngày 24/9/1812. Tuy nhiên Napoleon thất bại trong trận Waterloo, anh trai của ông là Joseph Bonaparte thoái vị ngôi vua Tây Ban Nha và Hiến pháp Cadiz bị phủ nhận bởi Quốc hội ngày 24/5/1816 với hiến pháp bảo thủ hơn loại bỏ mọi đại diện thuộc địa trong Quốc hội. Phục hội đại diện Philippines tại Quốc hội là những bất bình của các Ilustrado (trí thức), các lớp học giáo dục cuối thế kỷ XIX.

Thời kỳ cách mạng

Chiến dịch Ilustrado chuyển thành cách mạng Philippines nhằm lật đổ chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha. Ngày 12/6/1898 Tổng thống Emilio Aguinaldo tuyên bố độc lập và triệu tập Quốc hội cách mạng tại Malolos. Quốc hội đã phê chuẩn Hiến pháp 1899. Với sự phê chuẩn của Hiệp ước Paris, Tây Ban Nha chính thức bán Philippines cho Hoa Kỳ. Các nhà cách mạng đã cố gắng ngăn cản sự xâm lược của Mỹ, phát động chiến tranh Philippines-Hoa Kỳ, nhưng bị đánh bại năm 1901 Aguinaldo bị bắt.

Thời kỳ thuộc Hoa Kỳ

Trong thời gian thuộc Mỹ, cơ quan lập pháp tồn tại từ 1900-1907 là Ủy ban Philippines. Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm thành viên của Ủy ban Philippines. Hơn nữa 2 người Philippines phục vụ như là ủy viên thường trú của Hạ viện Hoa Kỳ 1907-1935. Sau đó chỉ còn 1 từ 1935-1946. Ủy viên thường trú có quyền phát biểu nhưng không có quyền bỏ phiếu.

Dự thảo Philippines năm 1902 quy định thiết lập lưỡng viện Nghị viện Philippines với Ủy ban Philippines là thượng viện và Hội đồng Philippines là hạ viện. Nghị viện Philippines được công bố năm 1907. Thông qua lãnh đạo là chủ tịch Hạ viện Sergio Osmeña và lãnh đạo đa số là Manuel L. Quezon, các quy tắc cơ bản cơ quan lập pháp của Philippines được Quốc hội Mỹ lần thứ 59 thông qua.

Năm 1916 Luật Jones thay đổi hệ thống luật pháp. Ủy ban Philippines bị xóa bỏ, một cơ quan lập pháp lưỡng viện gồm thượng viện và hạ viện ra đời.

Cộng đồng chung và Đệ nhị Cộng hòa

Hệ thống pháp luật được thay đổi lần nữa năm 1935. Hiến pháp 1935 ngoài thiết lập hệ thống cộng đồng chung đã trao quyền nhiều hơn cho người Philippines và thành lập Quốc hội đơn viện. Vào năm 1940 tu chính hiến pháp 1935 Quốc hội lưỡng viện được thiết lập lại. Những người được bầu năm 1941 không được phục vụ tới 1945 khi Thế chiến II bùng nổ. Nhật Bản chiếm đóng thành lập Đệ nhị Cộng hòa và triệu tập Quốc hội riêng. Với thất bại của Nhật Bản, cộng đồng chung và Quốc hội được khôi phục. Và người Mỹ đã trao độc lập ngày 4/7/1946.

Thời kỳ độc lập

Sau khi được trao độc lập, Đạo luật cộng hòa ra đời. Đạo luật quy định Quốc hội đầu tiên là Quốc hội thứ nhất của Cộng hòa. Các Quốc hội được bầu cho tới khi Tổng thống Ferdinand Marcos tuyên bố thiết quân luật vào ngày 23/9/1972. Tổng thống cai trị bằng sắc lệnh.

Ngay từ đầu năm 1970, Marcos đã triệu tập hội nghị tu chính hiến pháp 1935; trong năm 1973 hiến pháp được phê duyệt. Bãi bỏ lưỡng viện thiết lập Batasang Pambansa trong hệ thống bán tổng thống chính phủ. Batasang Pambansa bầu Thủ tướng. Batasang Pambansa triệu tập đầu tiên năm 1978.

Marcos bị lật đổ trong cuộc cách mạng quyền lực nhân dân năm 1986. Tổng thống Corazon Aquino cai trị bằng sắc lệnh. Cuối năm đó hội nghị tu chính hiến pháp được thiết lập. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra năm tiếp theo. Phục hội hệ thống tổng thống chính phủ và lưỡng viện. Năm 1987 được triệu tập lần đầu tiên.

Tóm tắt

Thời gianỦy quyềnCơ quan lập phápHệ thốngThượng việnHạ viện
1898–99República Filipina kiểm soát khu vực
Hiến pháp MalolosQuốc hội Malolosđơn việnQuốc hội Malolos
Hoa Kỳ kiểm soát khu vực
Quyền chiến tranh ủy quyền Tổng thống Hoa KỳQuân luật
1900–02República Filipina kiểm soát khu vực
Hiến pháp MalolosQuốc hội Malolosđơn việnQuốc hội Malolos
Hoa Kỳ kiểm soát khu vực
Bổ nhiệm bởi Tổng thống Hoa KỳỦy ban Taftđơn việnỦy ban Philippine
1902–07Luật cơ bản PhilippineỦy ban Philippineđơn việnỦy ban Philippine
1907–16Luật cơ bản PhilippineLập pháp Philippinelưỡng việnỦy ban PhilippineHội đồng Philippine
1916–35Luật tự quản PhilippineLập pháp Philippinelưỡng việnThượng việnHạ viện
1935–41Hiến pháp 1935Quốc hộiđơn việnQuốc hội
1943–44Hiến pháp 1943Quốc hộiđơn việnQuốc hội
1945–46Tu chính hiến pháp 1935Quốc hội (khối cộng đồng)lưỡng việnThượng việnHạ viện
1946–73Quốc hộilưỡng việnThượng việnHạ viện
Không bao giờ triệu tậpHiến pháp 1973Quốc hộiđơn việnQuốc hội
1978–86Tu chính hiến pháp 1973Batasang Pambansađơn việnBatasang Pambansa
1987–nayHiến pháp 1987Quốc hộilưỡng việnThượng việnViện dân biểu